KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2024 – 2025
Lượt xem:
UBND HUYỆN KRÔNG NÔ TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Số: 15/KH-LTTr |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nam Xuân, ngày 20 tháng 9 năm 2024 |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
NĂM HỌC 2024-2025
- CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW, ngày 04 tháng 11 năm 2013. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Điều lệ trường Trung học cơ sở trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số: 32/2021/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 09 năm 2021 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo;
Thực hiện công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18/10/2020 của Bộ giáo dục và đào tạo về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018;
Thực hiện công văn 3816/BGDĐT-GDTH, ngày 31/7/2023 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai dạy học môn Ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018;
Thực hiện Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Thực hiện Quyết định số 2565/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2024 của UBND huyện Krông Nô về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục THCS;
Thực hiện công văn số 401/PGDĐT, ngày 30/8/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Nô về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục thường xuyên;
Thực hiện hướng dẫn số 07/ HD-PGDĐT, ngày 16/9/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Nô về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2024-2025;
Căn cứ chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2024-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của Trường THCS Lý Tự Trọng.
- BỐI CẢNH GIÁO DỤC CỦA QUỐC GIA, ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG.
1.1. Bối cảnh bên ngoài.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông; Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Nông; UBND huyện Krông Nô; Phòng giáo dục Krông Nô;
Trường THCS Lý Tự Trọng xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chủ đề năm học 2024-2025 “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; Tiếp tục xây dựng tập thể Nhà trường lao động xuất sắc, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự cho việc triển khai nhiệm vụ năm học.
Xác định nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực nhằm chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trường, lớp học, trang thiết bị dạy học; Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề, phương pháp dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện thực tiễn của Trường THCS Lý Tự Trọng theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo.
- a) Thời cơ.
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển GD-ĐT, mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, tận dụng cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” và hội nhập quốc tế mạnh mẽ; Chương trình GDPT 2018 là chương trình mở, tăng tính chủ động cho nhà trường.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT 4.0 và sự tuyên truyền của các cấp và nhà trường nên xã hội và phụ huynh học sinh đã nắm bắt được những lộ trình và các điều kiện cần có để đáp ứng thực hiện đổi mới CTGDPT.
Các chủ trương chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như triển khai thực hiện chương trình đã dần đi vào cuộc sống giúp nâng cao nhận thức và hành động của mọi người.
Tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện phân công phân nhiệm, thực hiện chế độ làm việc Trường THCS Lý Tự Trọng theo quyết định số 28/QĐ-HTr, ngày 20/9/2024 của hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng “Về việc ban hành Quy chế làm việc của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường THCS Lý Tự Trọng”, thực hiện cơ chế phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm;
Chủ trương xã hội hoá giáo dục cũng góp phần tạo nên nhà trường được phát triển toàn diện.
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Nô thường xuyên quan tâm, chỉ đạo đến công tác phát triển chung Giáo dục và Đào tạo của huyện nhà, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cốt cán và đội ngũ giáo viên trong toàn huyện. Đây cũng là cơ hội tốt cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
Ban đại diện CMHS luôn phối hợp tốt với BGH nhà trường trong các hoạt động giáo của trường.
Công tác chuyển đổi số và UDCNTT trong quản lý, công tác dạy học đang được thúc đẩy, thực hiện trong đơn vị.
- b) Thách thức
Trong Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI, Đảng ta đã khẳng định về thành tựu to lớn của ngành Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) trong những năm qua và đang đối mặt với những thách thức:
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đông gia đình còn hạn chế.
Điều kiện kinh tế của người dân còn thấp, Trong xã còn 02 thôn thuộc thôn Đặc biệt khó khăn (Thôn Đắk Sơn và Sơn Hà); Việc tiếp cận giáo dục và chất lượng giáo dục giữa các đối tượng học sinh trong trường còn hạn chế, không đồng đều.
Vẫn còn nhiều cha mẹ học sinh còn thiếu nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em.
Tình hình chính trị xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng.
Một số giáo viên còn hạn chế về ứng dụng CNTT trong dạy học; việc đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện các kỹ thuật dạy học của giáo viên vẫn còn lúng túng.
1.2. Bối cảnh bên trong;
- a) Điểm mạnh của nhà trường;
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao Của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như của lãnh đạo phòng giáo dục huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông; Sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trong xã, sự quan tâm ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh trong toàn xã.
Năm 2024 Trường THCS Lý Tự Trọng Được công nhận lần 2 về trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và Đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.
CSVC nhà trường có 06 phòng học kiên cố; 07 phòng học bán kiên cố, các phòng học đều có ti vi và Internet để phục vụ cho công tác dạy học, có 01 phòng Tin học, 02 phòng học bộ môn: Hóa – Sinh và Lý – Công nghệ; 01 phòng thư viện (lấy 02 phòng học cấp 4 để làm phòng thư viện, thiết bị); có khu nhà Hiệu bộ để phục vụ công tác quản lý giáo dục…Nhìn chung CSVC đảm bảo cho công tác dạy và học.
Đội ngũ CB-GV-NV: 29 đ/c. trong đó: CBQL:02 đ/c; GV:24 đ/c (Trong đó 01 đ/c được điều động biệt phát công tác tại trường THCS Nâm Nung); 01TPTĐ đ/c, NV: 03 đ/c, có trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn; Trình độ tay nghề đạt từ khá trở lên.
Học sinh 460 học sinh được định biên: 12 lớp (3 lớp 6, 3 lớp 7, 3 lớp 8 và 3 lớp 9).
Thái độ học tập các em học sinh đều có ý thức tự giác vươn lên trong học tập, rèn luyện. Đa só các em đều có phẩm chất và năng lực tốt, Đạt khoảng 50% học sinh ý thức tốt về tầm quan trọng của việc học tập cho tương lai sau này.
Công tác xã hội hoá giáo dục đã được củng cố phát triển, có sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân trong xã đối với giáo dục ngày một tăng lên.
- b) Điểm yếu
Nguồn lực: có 04 phòng học cấp 4 xuống cấp, phòng Tin học máy vi tính không đảm bảo chất lượng để dạy học bộ môn Tin học: Hệ điều hành bị lỗi thời, Manbo hoạt động kém, ram quá yếu…; Thiếu phòng học bộ môn Nghệ thuật, Phòng Anh văn và phòng học đa năng; Kinh phí hoạt động hàng năm chủ yếu là từ nhà nước cấp chủ yếu là dùng để chi lương cho giáo viên, kinh phí chi khác rất hạn chế nên việc mua sắm và trang bị trang thiết bị để đáp ứng chương trình GDPT năm 2018 là chưa đảm bảo yêu cầu.
Đội ngũ: Trình độ tay nghề giáo viên một số đồng chí chưa đồng đều, còn nhiều đồng chí thực hiện đổi mới PPDH, thực hiện các kỹ thuật dạy học còn nhiều khó khăn và lúng túng; Công tác chuyển đổi số, UDCNTT trong dạy học còn chậm.
Học sinh: Năng lực tiếp thu không đồng đều. Hoàn cảnh gia đình của một số em còn khó khăn, thiếu sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái; nhiều học sinh con mồ côi cha, mồ côi mẹ có em mồ côi cả cha và mẹ, Một số ít học sinh còn ham chơi, nghiện game hay cúp tiết, bỏ giờ; Hiện tại có khoảng 40 % học sinh có ý thức học tập chưa tốt; 30% học sinh học lệch, học không đồng đều về các môn; 80 % học sinh còn yếu môn Tiếng Anh.
Cơ sở vật chất: Diện tích sân chơi bê tông đã bi xuống cấp: 2000m2. Bãi tập thấp, trũng nên luyện tập về mùa mưa không được đảm bảo.
Dân cư trong xã đều là dân di cư từ nhiều tỉnh thành phía Bắc, đa số là người dân tộc thiểu số, mặt bằng dân trí không đồng đều…số lượng hộ nghèo trên địa bàn còn khá cao, xã còn 02 thôn thuộc thôn đặc biệt khó khăn.
Số học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao chiếm 70% tổng số học sinh toàn trường;
1.3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.
Tiếp tục duy trì Trường THCS Lý Tự Trọng đạt trường chuẩn Quốc Gia mức độ 1 và phát triển trường đạt trường chuẩn Quốc Gia cấp độ 2. Phát triển con người theo hướng toàn diện, mạnh về thể chất, phát triển về trí lực, đáp ứng được sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, tích cực, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực cá nhân, có khả năng thích ứng với cộng đồng.
Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, chú trọng tìm hiểu, nắm vững đặc điểm tâm lý của từng học sinh nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để mọi học sinh phát huy hết năng lực cá nhân, tư duy sáng tạo của mình. Tạo một môi trường học tập thân thiện để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- a) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Toàn trường có 29 cán bộ công chức, viên chức và nhân viên.
Trong đó: Có 02 CBQL; 23 giáo viên đứng lớp (01 biệt phái); 01 GV làm TPTĐ; 03 nhân viên (trong đó có 01 HĐ bảo vệ). Trình độ đào tạo đạt chuẩn.
Các tổ chuyên môn gồm 03 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn phòng:
- Tổ KHTN: Toán, Tin, KHTN; Công nghệ. GCDC; GDĐP; HĐ TN-HN
- Tổ KHXH: Anh văn, Ngữ văn, Lịch sử & Địa lý. Công nghệ, GCDC; HĐ TN-HN
- Tổ Năng Khiếu: Thể dục; Nghệ thuật; Mỹ thuật; Âm nhạc. GDCD; GDĐP; HĐ TN-HN
- Tổ văn phòng gồm: Kế toán; Thư viện; Bảo vệ.
- Học sinh:
Biên chế lớp học trực tiếp không giãn cách: 03 lớp 6; lớp 03 lớp 7; 03 lớp 8; 03 lớp 9.
Khối lớp |
Số lớp, số học sinh | ||||
Số lớp |
Số học sinh | ||||
Tổng số | Nữ | DTTS | Nữ DTTS | ||
6 | 3 | 125 | 64 | 84 | 44 |
7 | 3 | 128 | 67 | 92 | 46 |
8 | 3 | 120 | 50 | 77 | 31 |
9 | 3 | 89 | 41 | 65 | 30 |
Tổng | 12 | 460 | 222 | 318 | 151 |
- Cơ sở vật chất:
Trường được thành lập tháng 8 năm 2005, Tổng diện tích khuôn viên 19.026,3 m2. Có Cổng, tường rào và hàng rào khép kín.
Khối phòng học gồm 12 phòng; dành cho 12 lớp học 01 ca và 01 phòng Tin học; 01 phòng Hóa-Sinh; 01 phòng Lý-Công nghệ. một khu nhà hiệu bộ; 01 phòng thư viên; 01 nhà vệ sinh có khu vệ sinh riêng dành cho học sinh nam, nữ và 01 khu vệ sinh CBGV; có 01 giếng nước khoan; có hệ thống Máy lọc nước dùng chung cho hs toàn trường, 01 máy lọc nước dùng cho CBGV-NV.
Bàn ghế học sinh hơn 120 bộ (240 bộ); Bàn ghế giáo viên 12 bộ.
- NHIỆM VỤ GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG:
- Nhiệm vụ chung
Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
(1). Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) đối với tất các các khối lớp 6, 7, 8 & 9; củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục trung học.
(2). Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch phát triển tay nghề đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
(3). Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học.
(4). Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học sinh; triển khai ứng dụng công nghệ số trong dạy và học.
(5). Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, bảo đảm đủ giáo viên theo môn học để tổ chức dạy học các môn học trong Chương trình.
(6). Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.
- Nhiệm vụ cụ thể
Tiếp tục duy trì Trường THCS Lý Tự Trọng đạt chuẩn về chất lượng cấp độ 2; Trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ I. Phát triển con người theo hướng toàn diện, mạnh về thể chất, phát triển về trí lực, đáp ứng được sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới;
2.1. Về Tư tưởng chính trị, đạo đức lớp sống.
Xây dựng đội ngũ có tư tưởng chính trị đạo đức lối sống lành mạnh, tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn vững vàng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đảm bảo 100% giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên.
2.2. Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Chuẩn bị các điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học, để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018; Các tổ chuyên môn thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục trên khung chương trình theo khung chương hướng dẫn số 1496/BGDĐT-GDTrH, ngày19/4/2022 của Bộ giáo dục và đào tạo;
Thực hiện đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh đối với cộng đồng, xã hội, gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục thể chất; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá; tiếp tục đổi mới công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên.
2.3. Đối với môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.
Đồng chí Nguyễn Đình Liêu PHT Chuyên môn nhà trường và các tổ trưởng, phó tổ trưởng chuyên môn Đối với môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, thực hiện Phân công giáo viên dạy học môn học bảo đảm yêu cầu phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Xây dựng kế hoạch dạy học trong đó bố trí thời gian, thời điểm dạy học các mạch nội dung linh hoạt trong từng học kì phù hợp với việc phân công giáo viên dạy học, bảo đảm tính khoa học, sư phạm và khả năng thực hiện của giáo viên.
2.4. Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp:
Thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp và quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên Bộ môn, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội).
Các tổ chuyên môn, các đoàn thể, Đội TNTPHCM hoặc giáo viên được được nhà trường phân công triển khai thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, phải thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, dự kiến Ban tổ chức, Ban giám khảo, Ban điều hành; đồng thời dự trù kinh phí; để tổ chức hoạt động.
Xây dựng kế giáo dục (phụ lục II) trong đó xác định cụ thể nội dung hoạt động và thời gian, thời lượng thực hiện theo từng loại hình hoạt động quy định trong chương trình; linh hoạt thời lượng dành cho các loại hình hoạt động với quy mô tổ chức khác nhau giữa các tuần; phân định rõ thời lượng dành cho các hoạt động chào cờ đầu tuần (Sinh hoạt dưới cờ), sinh hoạt lớp và các hoạt động tập thể khác của nhà trường bảo đảm không trùng với thời lượng thực hiện các nội dung theo chương trình trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;
- Đối với các khối lớp: Thực hiện 105 tiết, trong đó tiết sinh hoạt dưới cờ do TPT Đội và sinh hoạt lớp do giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Tiết sinh hoạt dưới cờ tích hợp với hoạt động chung của toàn trường các chủ đề 3: Thầy Cô- Người bạn đồng hành- Hội thi văn nghệ “Nhớ ơn Thầy Cô” và chủ đề 9 “Chào Mùa Hè”.
– Mỗi tuần thực hiện 01 tiết chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần (chào cờ, sau đó lên thực hiện tiết sinh hoạt dưới cờ tại lớp và một tiết sinh hoạt lớp, tổng cộng 70 tiết;
– Số tiết còn lại tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ đề (35 tiết)
+ Chủ đề 1: “Hoạt động hướng vào bản thân”: 09 tiết
+ Chủ đề 2: “Hoạt động hướng đến xã hội”: 09 tiết
+ Chủ đề 3: “Hoạt động hướng đến tự nhiên”: 09 tiết
+ Chủ đề 4: Hoạt động hướng nghiệp: 8 tiết
– Tổ chức dạy học tích hợp: Các tổ chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, chỉ đạo việc dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.
- Hoạt động hướng nghiệp:
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 8, 9 nhằm giúp học sinh lựa chọn, định hướng lựa chọn phù hợp các trường trung học phổ thông theo đúng năng lực của bản thân, lựa chọn các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng học sinh góp phần thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở.
Đa dạng hóa các hình thức hướng nghiệp, hướng nghiệp thường xuyên, liên tục trong suốt năm học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục hướng nghiệp.
Phối hợp với các trường Cao đẳng nghề tổ chức chuyên đề “Tư vấn hướng nghiệp phân luồng” để giới thiệu đến cha mẹ học sinh và học sinh.
Phối hợp với các trường nghề để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các trường dạy nghề (nếu có đủ điều kiện).
Giáo viên Chủ nhiệm lớp 9 thực hiện nghiên cứu các văn bản về công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng và biện pháp thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Việc tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được xem là vấn đề cấp thiết đối với nhà trường hiện nay vì giúp học sinh chọn nghề có cơ sở khoa học, học sinh nhận biết đúng đắn hơn về nghề nghiệp trong thời buổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Tổ chức chuyên đề “Định hướng nghề nghiệp” vào tháng 3/2024.
- Hoạt động VHVN-TDTT – Y Tế học đường.
Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa, dân tộc và định hướng thị hiếu âm nhạc giúp học sinh hướng tới giá trị chân-thiện-mỹ theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Hiệu trưởng các trường THCS xây dựng kế hoạch tổ chức phát động tuần lễ “Hưởng ứng học tập suốt đời” và tổ chức ngày đọc sách hiệu quả gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường, triển khai chương trình “mắt sáng học hay” theo tài liệu của Bộ GDĐT.
- Hoạt động Giáo dục STEM:
Tiếp tục triển khai thực hiện công văn số 415/PGDĐT-THCS ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Nô về việc thực hiện thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học; Giao đồng chí Nguyễn Đình Liêu PHT chuyên môn nhà trường xây dựng và triển khai cho các tổ thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh, đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo KHKT, ngày hội STEM và kiểm tra định kỳ. Trên cơ sở kế hoạch dạy học của các tổ/nhóm chuyên môn. P. hiệu trưởng báo cáo tình hình thực hiện để Hiệu trưởng nhà trường báo cáo về phòng GDĐT trước ngày 25/9/2024 là căn cứ để kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.
- Hoạt động Dạy học ngoại ngữ (Anh Văn) và iếng việt.
Anh văn.
Nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch 631/KH-UBND ngày 29/11/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2025.
Công văn số 1764/SGDĐT-GDTrH-QLC ngày 28/10/2022 của Sở GDĐT về việc phát động và tổ chức các hoạt động xây dựng và phát triển môi trường học, sử dụng ngoại ngữ trong trường phổ thông các cấp học, tổ chức các hoạt động phát động phong trào “học và sử dụng tiếng Anh”.
Phấn đấu triển khai thực hiện thành công ít nhất 8/10 hoạt động về xây dựng môi trường học và sử dụng tiếng Anh theo tài liệu “Sổ tay hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các trường THCS” của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Tích cực triển khai các giải pháp, hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực giáo viên về trình độ tiếng Anh và phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm. Đảm bảo việc duy trì và phát huy tốt chương trình ngoại khóa và hoạt động của câu lạc bộ Tiếng Anh.
Tổ chức thi tuyển, chọn lọc bồi dưỡng học sinh tham gia thi hùng biện tiếng Anh ở huyện, cấp tỉnh và Hùng biện tiếng Anh về CVĐCTC cấp huyện, cấp tỉnh; phát động học sinh tham gia các vòng thi violimpic Tiếng Anh (IOE). Tiếp tục triển khai hoạt động sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn giáo viên tiếng Anh theo công văn số 1485/SGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2017 của Sở GDĐT về việc sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ngoại ngữ các trường phổ thông.
Tích cực vận dụng hình thức kiểm tra thực hành trong quá trình dạy học ngoại ngữ theo hướng cho học sinh trình bày chủ đề mở, phù hợp điều kiện thực tiễn và đặc điểm tâm lý, năng lực của người học.
Thành lập Câu lạc bộ Tiếng anh trong trường học.
Tiếng việt:
Thực hiện công văn 3175/BGDĐT-GDTrH, ngày 21/7/2022, củ Bộ giáo dục và đào tạo vê việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy hoc và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
2.6. Đối với công tác giáo dục và hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:
Các đồng chí CB-GV trú trọng và tập trung thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, đảm bảo học sinh được thầy, cô giáo hướng dẫn thực hiện theo các kỹ thuật dạy học hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất năng lực của học sinh;
Trú trọng và tập trung vào việc hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu như yêu đất nước, yêu con người; chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Đảm bảo từ 75% đến 80% các em có phẩm chất khá tốt trở lên; không có học sinh có phẩm chất yếu. Đảm bảo 100% học sinh toàn trường được giáo dục đạo đức, lối sống và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, thực hành pháp luật; tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục phòng chống tham nhũng.
Về giáo dục học sinh dân tộc thiểu số bộ phận chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công hợp lý việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Phân công những giáo viên có tay nghề chuyên môn giỏi để thực hiện Bồi dưỡng, phụ đạo học sinh dân tộc thiểu số; Tăng cường tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, thể dục – thể thao nhằm thu hút học sinh ra lớp, hạn chế học sinh bỏ học phấn đấu Duy trì sỉ số đảm bảo 98% học sinh DTTS; Đảm bảo về chất lượng giáo dục học sinh DTTS Trên 85% có học lực từ Trung bình trở lên; Trong đó khá giỏi đạt 30% trở lên.
Về Phát huy các truyền thống văn hóa: Thành lập câu lạc bộ VHVN-TDTT trong học sinh, tổ chức các cuộc thi, tham gia các cuộc thi khác, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trên cơ sở tự nguyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh;
Về giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, AIDS, ma túy và phòng chống tham nhũng; thực hiện tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào môn Giáo dục công dân theo Quyết định số 1280/QĐ-SGDĐT ngày 26 tháng 9 năm 2013 về việc ban hành Chương trình tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng trong môn GDCD trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
2.7. Về công tác chuyển đổi số:
Thực hiện hướng dẫn Số: 718/PGDĐT, ngày 29 tháng 9 năm 2023, của phòng GDĐT V/v hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin, chuyển đổi số;
Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường. Sử dụng các phần mềm số hóa về quả lý: Tài chính; quản lý CSVC; Quản lý thiết bị; Quản lý Hồ sư viên chức; Quản lý CSDL trường học (CSDL ngành), Quản lý Hồ sơ dạy và học; Quản lý Giáo án số; Quản lý học sinh; quản lý Học bạ số, Quản lý Sổ Đăng bộ số; Quản lý thực hiện chữ ký số; Sử dụng sổ đầu bài điện tử; Quản lý thư viện số…
Triển khai hiệu quả kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài nguyên số hóa giữa các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên;
Tiếp tục triển khai phần mềm quản trị trong các cơ sở giáo dục, kết nối thông suốt với CSDL giáo dục địa phương và CSDL ngành;
Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; Đẩy mạnh hình thức thanh toán học phí, các khoản thu bằng hình thức trực tuyến không dùng tiền mặt; kết nối phần mềm quản lý tài chính của cơ sở giáo dục với các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.
2.8. Về Triển khai thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh theo Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 17/12/2017 của Bộ GDĐT. Triển khai xây dựng và thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trong trường học phổ thông theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT, triển khai công tác xã hội trong trường học theo Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT chú trọng hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Yêu cầu các tổ chức và các đồng chí CB-GV-NV thực hiện theo các quyết định và quy chế hoạt động của các tổ chức trong nhà trường cụ thể như sau:
+ Quyết định số 19/QĐ-HTTr, ngày 09/9/2024 của hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng “Về việc ban hành Quy chế hoạt động Tổ tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh”
+ Quyết định số 27/QĐ-HTr, ngày 20/9/2024 của hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng Về việc ban hành “Về việc ban hành Quy tắc ứng xử trong trường học”
2.9. Về công tác phòng cháy chữa cháy trong trường học: Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy trong trường học; Ra quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy trong trường học, cử đội phòng cháy chữa cháy tham gia tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy do Đội phòng cháy chữa cháy của Công an huyện, tỉnh tổ chức tập huấn.
+ Tổ chức tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy trong học sinh;
+ Mua sắm bổ sung các thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy trong trường học.
+ Thường kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình và công tác phòng cháy chữa cháy trong trường học.
3.Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.1. Chất lượng văn hoá;
Chỉ tiêu: Các bộ môn: Toán, Ngữ văn, Anh văn, KHTN; Lịch sử & Địa lí, Tin 95% trở lên; Các bộ môn Thể dục – Âm nhạc – MT – GDCD – Công nghệ đạt từ 98% trở lên.
Học sinh được lên lớp thẳng đạt 95% trở lên;
Xếp loại học lực loại Tốt 10% trở lên; học lực Khá 35% trở lên, HS xếp loại học lực chưa đạt 5%.
100% HS lớp 9 đủ điều kiện dự xét tốt nghiệp, HS tốt nghiệp đạt 98% trở lên.
3.2. Chất lượng học sinh giỏi các cấp:
GVBM Tham gia bồi dưỡng đủ các đội tuyển HSG từ khối 6 đến khối 9 cụ thể như sau:
Cấp huyện:
Khối 6 – 9 trung bình từ 5hs/môn trở lên (Toán, KHTN, Sử-Địa, Ngữ văn, Anh văn, Tin). Không có môn học không có học sinh dự thi.
Học sinh đạt giải Cấp huyện Khối: từ 15 học sinh trở lên
Tham gia dự thi HSG cấp tỉnh ít nhất từ 8 -10 em; Đạt giải cấp tỉnh 4-5 học sinh.
Môn Thể dục đạt từ 20 giải trở lên đối với cấp huyện, 05 giải cá nhân cấp tỉnh.
3.3. Các cuộc thi khác:
Hùng biện tiếng Anh về CVĐCTC: đạt giải cấp huyện 04 giải; cấp tỉnh 02 giải.
Hùng biện tiếng Anh: đạt giải cấp huyện 04 giải; cấp tỉnh 02 giải.
KHKT: Cấp huyện 03 giải, cấp tỉnh 02 giải.
Sáng tạo TTN và NĐ: Cấp huyện 03 giải, cấp tỉnh 02 giải.
Thi vẽ tranh: đạt giải cấp huyện 02; cấp tỉnh 01. (nếu có tổ chức)
Thi văn nghệ: cấp huyện 01 giải.
– Giáo viên dự thi GVDG cấp tỉnh đạt 3/3 (100%)
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
Đề nghị các tổ chuyên môn cần chủ động nghiên cứu và đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cần chú ý thêm các vấn đề sau:
100% giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng kế hoạch bài dạy theo công văn 5512 của bộ giáo dục 18/12/2020.
100% Giáo viên thực hiện được và tổ chức triển khai được các kỹ thuật dạy học.
Các tổ chuyên môn Tổ chức triển khai, hướng dẫn cho học sinh làm sản phẩm tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp trường để chọn sản phẩm dự án thi cấp huyện, cấp tỉnh năm học 2024-2025;
Các tổ chuyên môn phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi từ lớp 6, 7, 8, 9 cấp trường và tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và các cuộc thi trên Violimpic, IOE trên internet… chú trọng và phối hợp các giáo viên trong việc lựa chọn học sinh nhất là môn KHTN khối 6,7,8,9 và môn Lịch sử-Địa lý.
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 tại trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Chú trọng xây dựng văn hóa trong trường học; Thực hiện Quy tắc ứng xử trong trường học nhằm xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; Tránh nói năng, ứng xử xúc phạm đến lọng tự trọng của CBGV-NV và học sinh;
Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao chất lượng của cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán.
Thực hiện tốt công tác đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV theo thông tư 20-TTBGDĐT, 22/8/2018; Hiệu trưởng được đánh giá theo thông tư 14/2010/TTBGDĐT, 20/7/2018.
100% CBQL, GV-NV được đánh giá viên chức theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.
Công tác kiểm tra nội bộ:
Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo trên 30% GV được kiểm tra toàn diện; 100% gv được kiểm tra hồ sơ, giáo án (1 lần /tổ CM/tháng.); Hồ sơ và tiết dạy giáo viên được kiểm tra và đánh giá xếp loại.
Công tác PCGDTHCS – KĐCLGD
Tiếp tục củng cố kết quả phổ giáo dục trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
Hoàn thành hồ sơ công tác KĐCLGD 2024-2025 trong tháng 07/2024 thực hiện theo thông tư số 18-TT/BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo;
Đổi mới công tác quản lý giáo dục:
Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; củng cố kỷ cương, nề nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng;
Thực hiện sự phân công của phân công, phân nhiệm theo quyết định số 28/QĐ-HTr, ngày 20/9/2024 của hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng Về việc ban hành Quy chế làm việc của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường THCS Lý Tự Trọng;
Giao quyền đánh giá xếp loại GV-NV cho tổ trưởng tổ chuyên môn và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về kết quả đánh giá xếp loại của mình.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Xây dựng website nhà trường, Các tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng soạn giảng, ứng dụng CNTT trong Dạy – Học.
Tiếp tục thực hiện Thông tư 36/2017-TT/BGDĐT ngày 28/12/2017 về Quy chế thực hiện công khai cơ sở giáo dục.
Tiếp tục đổi mới phát huy tốt công tác kiểm tra của Ban thanh tra nhân dân. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 17/CT-UBND, ngày 07/8/2013 của UBND tỉnh, về việc chấn chỉnh lề lối làm việc và thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Công tác Đoàn – Đội:
Nâng cao chất lượng công tác Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường. Phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội, Đội tổ chức phong trào thi đua gắn với duy trì thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học.
Đoàn, Đội thực hiện tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của các ngày lễ lớn trong năm; Hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục giữa giờ theo quy định. Tổ chức các hoạt động Sinh hoạt dưới cờ 02 lần/ tháng vào tuần 2 và tuần 4.
Triểu khai quy tắc ứng xử trong trường học đến toàn thể Đoàn viên, đội viên để thực hiện;
- NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
- Thời gian thực hiện năm học: Thực hiện 35 tuần.
- Tựu trường ngày 29/8/2024; Khai giảng ngày 05/9/2024.
- Học kỳ I bắt đầu từ ngày 06/9/2024 kết thúc học kì I trước ngày 15/01/2024;
- Kết thúc chương trình học kì II trước ngày 25/5/2024; Kết thúc năm học trướng ngày 31/5/2024.
- Chương trình chính khóa:
Thực hiện công văn số: 5512/BGDDT-GDTRH, ngày 18/12/2020 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc xây dựng và tổ chức kế hoạch giáo dục của nhà trường;
Trường THCS Lý Tự Trọng đề nghị các tổ chuyên môn thực hiện điều chỉnh nội điều chỉnh phân phối chương trình trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, kết hợp chương trình giáo dục địa phương, tăng cường phát triển các kĩ năng trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới đối với các môn học như sau:
Toán; Vật lý, Hóa học; Sinh học; Tin học; Công nghệ; Ngữ văn; Lịch sử; Địa lý; Giáo dục công dân;
- Hoạt động trải nghiệm:
+ Tổ chức tuần lễ học tập suốt đời từ 20/9 đến 10/10/2024;
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ học đường, giáo dục giới tính.
+ Tổ chức Tết Trung thu cho học sinh tháng 9/2024;
Tổ chức HKPĐ cấp trường tháng 10/2024;
+ Tổ chức thi HSG lớp 9 cấp trường ở các khối lớp tháng 10/2024;
+ Thi sáng tạo KHKH trong tháng 10/2024.
+ Tổ chức gặp mặt thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Tổ chức hoạt động Uống nước nhớ nguồn, huy động, thăm hỏi tặng quà cho các gia đình có công với CM nhân ngày thành lập QĐNDVN 22/12.
+ Tham gia các kỳ thi do cấp huyện lần 1 tháng 11/2024, lần 2 tháng 01/2025;
+ Dự thi HSG lớp 9 cấp tỉnh tháng 3/2025;
+ Tổ chức thi HSG lớp 8 cấp trường ở các khối lớp tháng 3/2025;
+ Tham gia các kỳ thi do cấp huyện tháng 4/2025;
+Tổ chức các hoạt động Mừng Đảng, Mừng Xuân 2025.
Tham gia dự thi Chỉ huy Liên đội giỏi tháng 3/2025.
+ Tổ ngày lễ Thiếu niên vui khỏe tiến bước lên Đoàn.
+ Thi sáng tạo trẻ trong học sinh tháng 3/2025;
+ Tổ chức đêm văn nghệ và thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3.
Tổ chức hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4/2025.
+ Tổ chức gặp mặt, động viên, đưa đón học sinh trước khi học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
+ Tổ chức hoạt động các câu lạc bộ: Tiếng Anh; Bóng bàn; Bóng chuyền….
III. Công tác quản lý:
- Đối với Hiệu trưởng:
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục và điều hành chung mọi công việc.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy các môn tự chọn, ký hợp đồng liên kết với các công ty trong việc giảng dạy Tiếng Anh, kĩ năng sống.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức các hoạt động hội thi, phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong năm học.
- Xây dựng tiêu chí thi đua trong nhà trường.
- Ra các Quyết định thành lập tổ chuyên môn, bổ nhiệm các chức danh tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục.
- Đối với phó hiệu trưởng:
- Quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thư viện, thiết bị, quản lý các phần mềm liên quan đến các hoạt động giáo dục.
- Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiệm cận với Chương trình GDPT 2018.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và hoạt động ngoài giờ lên lớp; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh nhận thức chậm và các hoạt động khác có liên quan đến giáo dục.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường phổ thông.
- Tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến chuyên môn.
- Hàng tháng họp thống nhất các nội dung chuyên môn với các tổ.
- Duyệt tất các các hoạt động tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc Hội thảo, chuyên đề cấp trường, cấp tổ tổ chức trong năm học.
- Đối với các tổ chuyên môn:
– Tích cực chỉ đạo, hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên tổ mình thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tích cực tham gia các hội thảo, tập huấn, họp trao đổi công tác qua internet và hệ thống bồi dưỡng giáo viên qua hệ thống LMS do Viettel cung cấp. Khai thác sử dụng hệ thống phần mềm dạy và học hiệu quả, tăng cường chất lượng phần mềm quản lý học sinh.
Đối với TPTĐ:
Kết hợp với Phó hiệu trưởng và các bộ phận xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tổ chức tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức tại nhà trường.
Thành lập các ban của Liên đội để thức đẩy mọi hoạt động của nhà trường.
Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.
- Đối với GV quản lý CNTT (đ/c Loan).
– thực hiện tốt công tác nhập số liệu vào hệ thống hệ thống CSDL ngành tại http://csdl.moet.gov.vn đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác của số liệu. Khai thác và sử dụng thống nhất bộ số liệu về: trường, lớp, học sinh, giáo viên….. toàn ngành, báo cáo Hiệu trưởng trước khi gửi lên cấp trên.
- Đối với giáo viên:
- Chịu trách nhiệm giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trưởng.
- Thực hiện nghiêm túc nội quy chế chuyên môn.
- Thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong và ngoài nhà trường.
- Chịu trách nhiệm chất lượng của lớp, môn giảng dạy.
- Kết hợp với nhà trường, liên đội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường.
- Tích cực tự trau rồi chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do các cấp tổ chức.
- Công tác tài chính.
Thực hiện đúng pháp lệnh của Chính phủ về thực hành, tiết kiệm phòng chống lãng phí và tham nhũng trong cơ quan.
Xây dựng đầy đủ kế hoạch thu, chi các khoản trong và ngoài ngân sách đúng theo luật định.
Thực hiện đúng quy định quản lý tài chính, tài sản công và dịch vụ khác;
Bộ phận tài chính theo dõi kế hoạch thu – chi; quyết toán các khoản thu – chi hàng quý để có cơ sở công khai trước hội đồng.
Thực hiện công khai tài chính hàng quý tại bảng tin đối với các khoản thu – chi ngoài ngân sách;
Ban thanh tra nhân dân cần phát huy vai trò trách nhiệm trong việc thanh-kiểm tra thu chi nguồn tài chính ngoài ngân sách.
Ban ĐDCMHS thực hiện tự chủ về tài chính và thực hiện đúng tinh thần thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/212 của ban hành diều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh.
Cân đối các loại quỹ để chi đúng, đủ theo kế hoạch đề ra (Tiết kiệm 10-15%).
Các tổ chức đoàn thể, Công đoàn, Đội TN, thực hiện tự chủ tài chính, tự cân đối kinh phí, quản lý thu – chi, lên kế hoạch thu – chi đảm bảo thực hiện các hoạt động của tổ chức mình trong năm học.
- Công tác Văn thư, Thư viện, Thiết bị, Y tế.
Sắp xếp, quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.
Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
Tổ chức Ngày hội đọc sách.
Xây dựng thư viện đạt chuẩn, bổ sung một số đầu sách tham khảo.
Quản lý, bảo quản, sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học một cách khoa học.
Tổ chức tốt công tác chăm sóc ban đầu cho học sinh, đảm bảo công tác y tế trường học.
- Công tác cơ sở vật chất, thiết bị, An ninh trật tự:
Tiếp tục tu bổ, xây dựng cơ sở vật chất trường học, máy vi tính học sinh, sửa chữa bàn ghế học sinh, sửa chữa hệ thống điện, nước…
Tham mưu với lãnh đạo Phòng giáo dục huyện Krông Nô cấp thêm 10 bộ máy vi tính cho học sinh.
Kêu gọi cha mẹ học sinh hiến tặng 01 tivi dùng chung, 15 máy vi tính để học sinh học tập.
Tiếp tục huy động PHHS khối 6 về tiền làm nhà xe học sinh năm 2024-2025 còn thiếu!
Tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, tăng hiệu suất sử dụng đồ dùng dạy học hiện có, hạn chế tình trạng giáo viên không sử dụng đồ dùng dạy học.
Quản lý chặt chẽ về CSVC, thực hiện đúng, đủ quy trình quy định về giao, nhận CSVC đến từng cá nhân, đơn vị; gắn trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc bảo quản, sửa chữa, sử dụng tài sản có hiệu quả.
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với chính quyền địa phương, các đơn vị kết nghĩa đảm bảo an ninh truờng học; tích cực chủ động phòng cháy, chữa cháy, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
- Đối với công tác kiểm tra, giám sát:
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, điều chỉnh những việc chưa hợp lý và tuyên dương những cá nhân, tổ khối tích cực, sáng tạo.
- Thông qua công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm, hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời cho tất cả cá nhân, tổ khối về việc thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thành lập ban kiểm tra nội bộ nhà trường.
- Thường xuyên kiểm tra theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế nhằm giúp các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Công tác Thi đua;
– Thực hiện tốt bazem thi đua của ban thi đua và tập thể nhà trường đề ra.
Các cá nhân và tập thể nhà trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
- Công tác thông tin báo cáo:
Phân công đồng chí:
- Đồng chí Nguyễn Bá Dũng TKHĐ, phụ trách quản lý cập nhật dữ liệu KĐCLGD và Website của trường.
- Đồng chí Nguyễn Văn Bảy phụ trách quản lý phần mềm Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ.
- Đồng chí Lê Thị Hồng Xuân nhân viên Kế toán-Văn thư thực hiện tốt nhiệm vụ tài chính và cập nhật văn bản đi, đến trên hệ thống thông tin điện tử.
Tổ trưởng chuyên môn; tổ văn phòng các đoàn thể thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng về Email của Hiệu trưởng vào ngày 24 hàng tháng.
Trên đây là Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025 của Trường THCS Lý Tự Trọng Đề nghị các đồng chí CB-GV-NV triển khai và tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần bổ sung, điều chỉnh, đề nghị các bộ phận chủ động báo cáo Hiệu trưởng để được hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận:
– Phòng GD&ĐT – để báo cáo; – Chi bộ – để báo cáo; – BGH – thực hiện; – Các tổ CM – thực hiện; – Email của GV; – Lưu VT. |
HIỆU TRƯỞNG |
LÊ ĐỨC VIỆT |
PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠO